Số hóa tài liệu đóng một tầm quan trọng mà không hẳn doanh nghiệp nào cũng nhận thức hết, chính vì thế dịch vụ này cần được phổ biến rộng rãi hơn để mọi người có cái đánh giá đúng về vai trò của nó. Thời gian gần dây, chúng ta thường được nghe nhắc đến những khái niệm mới như Số hóa tài liệu, doanh nghiệp số, văn phòng điện tử, thành phố thông minh. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Số hóa tài liệu, cùng những ưu điểm – hạn chế của nó, để có cái nhìn và đánh giá khách quan nhất. Dịch vụ Số hóa tài liệu là gì? Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi số các dạng tài liệu truyền thống như chữ viết tay, bản in, âm thanh, hình ảnh,… sang chuẩn tài liệu mà máy tính có thể nhận biết được, đọc được. Thông thương, tài liệu số bao gồm các dữ liệu dạng chữ, video, âm thanh, hình ảnh,… được sử dụng trên máy tính và được định dạng mà máy tính có thể đọc được. Các công ty nhập dữ liệu thuê online sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc này một cách nhanh chóng. Vì sao phải sử dụng? Cùng vói sự gia tăng dân số thì lượng kho tàng giấy tờ, tài liệu và kiến thức của nhân loại càng trở nên khổng lồ, bên cạnh đó việc bảo quản và lưu hành các loại văn bản, tài liệu này cũng dần bị hạn chế. Vì những lẽ đó, việc áp dụng Số hóa tài liệu vào thực tiễn là giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề trên. Số hóa tài liệu sẽ giúp việc tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truy xuất thông tin thực hiện một cách nhanh gọn, đơn giản và dễ dàng nhất. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm Giúp việc lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các loại tài liệu số khác nhau được chuyển đổi qua lại linh hoạt. Cắt giảm tối đa chi phí cho các hoạt động quản lý, không gian lưu trữ. Tài liệu có khả năng được chỉnh sửa và tái sử dụng. Hạn chế Tốn chi phí đầu tư ban đầu về máy móc tiên tiến, cơ sở hạ tầng CNTT, công nghệ hiện đại. Nguy cơ dễ bị sửa đổi và sao chép trái pháp luật tài liệu. Khó khăn trong việc thực hiện do phải trải qua quá trình đào tạo đồng bộ và theo hệ thống. Ngoài ra, việc bảo mật tài liệu cũng khá phức tạp. Trong thời đại phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, việc am hiểu các kiến thức cơ bản của Số hóa tài liệu là vô cùng cần thiết đối với mọi tổ chức. Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu và ứng dụng Số hóa tài liệu để tận dụng tối đa ưu điểm, khắc phục tối đa các hạn chế của nó để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
30/12/24
Xem chi tiếtNhững bức ảnh giúp chúng ta lưu giữ lại rất nhiều khoảnh khắc hay kỉ niệm đẹp, nhưng theo thời gian, màu sắc và độ rõ nét của các bức ảnh bắt đầu mờ dần, ảnh hưởng đến chất lượng ảnh vĩnh viễn. Trên thực tế, các bản in ảnh khá mỏng manh và thậm chí muốn lưu giữ chúng lâu dài, chúng ta cần sử dụng đến nhiều phương pháp đặc biệt khác nhau. Trước nhu cầu đó, dịch vụ số hóa tài liệu hình ảnh ra đời như một giải pháp hoàn hảo cho vấn đề trên. Nó có thể thổi sức sống mới vào những bức ảnh cũ của bạn và đảm bảo chúng có chất lượng tốt nhất có thể trong nhiều năm. Dưới đây là lợi ích nổi bật của số hóa tài liệu hình ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc quý giá nhất của bạn. Số hóa hình ảnh giúp nâng cao chất lượng ảnh Mặc dù rất nhiều người nhận thức được lợi ích của số hóa tài liệu, nhưng họ vẫn không tin rằng, tài liệu giấy, bao gồm cả tài liệu hình ảnh sẽ hoàn toàn biến mất. Mặc dù các bức ảnh thường được in với chất lượng cao để có thể lưu trữ trong một thời gian khá dài, nhưng chúng vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như thời tiết, mối mọt,…. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Nhưng nhờ dịch vụ số hóa hình ảnh, chất lượng ban đầu của hình ảnh có thể được giữ lại một cách tốt nhất. Dễ dàng chia sẻ với mọi người Sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu khi những bức ảnh thời thơ ấu của bạn có thể được chia sẻ một cách dễ dàng trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội? Số hóa hình ảnh cho phép bạn làm điều đó. Không chỉ màu sắc mà chất lượng tổng thể của bức ảnh cũng sẽ được khôi phục, sau đó bạn có thể thoải mái chia sẻ chúng với gia đình và bạn bè trên phương tiện truyền thông xã hội. Tính bảo tồn cao Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần một nửa phụ huynh (47%) nói rằng họ chưa biết được họ sẽ chia sẻ hình ảnh hoặc video về con cái họ khi chúng lớn lên bằng cách nào. Ngoài ra, những phụ huynh này cũng thừa nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc định vị ảnh và video của gia đình họ. Nhưng nhờ số hóa hình ảnh, họ có thể in các bức ảnh và treo ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà chất lượng hình ảnh không bị thay đổi. Hiểu được tầm quan trọng của dịch vụ BPO – thuê ngoài quy trình kinh doanh, BPO.MP đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ số hóa nhanh chóng tại Đà Nẵng bên cạnh các dịch vụ thế mạnh khác bao gồm: nhập liệu và xử lý dữ liệu, chỉnh sửa ảnh DTP, gán nhãn dữ liệu, gia công tài chính kế toán, viết nội dung, biên phiên dịch, giới thiệu nhân sự… nhằm góp phần vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung vào công việc cốt lõi của mình.
30/12/24
Xem chi tiếtKhi quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, khối lượng công việc cũng như các tài liệu liên quan tăng theo cấp số nhân thì việc quản lý tài liệu theo kiểu truyền thống không còn khả thi nữa. Nếu không thường xuyên cập nhật vị trí lưu trữ các tài liệu thì bạn rất mất thời gian để tìm kiếm những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Đây chính là lý do vì sao phần mềm số hóa tài liệu ra đời nhanh chóng trở thành những trợ thủ đắc lực cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản lý tài liệu theo kiểu truyền thống, được gì và mất gì? Không ai có thể phủ nhận giá trị của việc quản lý tài liệu doanh nghiệp theo kiểu truyền thống đã từng giúp nhiều doanh nghiệp sắp xếp được thông tin tốt hơn từ những ngày đầu mới chập chững bước vào thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mở rộng, khối lượng công việc và tài liệu tăng lên, các đầu mối công việc dồn ứ, tập trung thì lúc này lưu trữ tài liệu ở các tủ đựng hồ sơ đơn thuần xưa cũ lại trở thành những mớ hỗn độn, lộn xộn và rối rắm. Thậm chí, nếu không sắp xếp các dữ liệu một cách hợp lý thì bạn rất dễ bỏ qua những thông tin quan trọng mà không hề hay biết. Không ít doanh nghiệp than phiền rằng việc quản lý, sắp xếp và lưu trữ các tài liệu công việc, theo dõi và kiểm soát các tài liệu đó khiến họ phải đau đầu. Lúc này, việc phải ghi nhớ hoặc lần mò từng file giấy trở thành một gánh nặng. Những lúc thế này mà có một công cụ nào đó nhắc nhở cho bạn biết vị trí của các tài liệu bạn đang muốn tìm kiếm hoặc chủ động đưa ra các thông tin đó cho bạn trong tích tắc thì thích nhỉ? Xu hướng thay đổi hình thức quản lý tài liệu doanh nghiệp trong thời đại mới Không cần phải kiếm đâu xa, xu hướng thay đổi hình thức quản lý tài liệu doanh nghiệp trong thời đại 4.0 sẽ cho bạn một câu trả lời thỏa đáng. Qua rồi cái thời lưu trữ các tài liệu trong các tủ đựng hồ sơ. Nay với hình thức quản lý tài liệu doanh nghiệp theo mô hình mới sẽ giúp bạn tra cứu mọi thông tin nhanh chóng và tiện lợi hơn. Dịch vụ số hóa tài liệu sẽ làm thay nhiệm vụ của bạn, giúp bạn sắp xếp và tìm kiếm thông tin về các tài liệu một cách hiệu quả và khoa học. Để quản lý tốt tài liệu của doanh nghiệp và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, các chủ doanh nghiệp đã bắt đấu sử dụng phần mềm số hóa tài liệu để cập nhật nhanh thông tin các tài liệu liên quan chỉ bằng 1 click chuột. Số hóa tài liệu – phần mềm quản lý tài liệu hiệu quả, an toàn và tiết kiệm cho doanh nghiệp Số hóa tài liệu là một trong những phần mềm quản lý tài liệu doanh nghiệp trong thời đại 4.0 được rất nhiều công ty lớn nhỏ tin tưởng. Phần mềm Số hóa tài liệu giúp quản lý tài liệu doanh nghiệp một cách xuyên suốt, có hệ thống và đồng bộ từ trên xuống dưới, sẵn sàng để bạn chủ động tra cứu thông tin. Khi sử dụng Phần mềm Số hóa tài liệu, bạn sẽ luôn tìm kiếm các tài liệu một cách liên tục và chính xác nhất trên mọi thiết bị điện tử. Đăng ký sử dụng Phần mềm Số hóa tài liệu như thế nào và có khó sử dụng không? Câu trả lời là cực kỳ đơn giản. Chỉ cần một cú điện thoại tới Hotline: +84 931939453, bạn sẽ được hỗ trợ cài đặt Phần mềm Số hóa tài liệu một cách nhanh chóng nhất.Các bạn sẽ được sử dụng Phần mềm Số hóa tài liệu tại Đà Nẵng miễn phí. Không chỉ vậy, tùy vào điều kiện cũng như yêu cầu tính chất công việc, tư vấn viên của BPO.MP sẽ tư vấn cho bạn tất tần tật kiến thức sử dụng phần mềm này. Trên hết, BPO.MP còn cam kết luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho công ty của bạn ngay lập tức Còn chần chừ gì nữa mà bạn không gọi ngày tới +84 931939453 để được hỗ trợ?
30/12/24
Xem chi tiếtSố hóa tài liệu là gì? Số hóa tài liệu là biện pháp tối ưu hóa dữ liệu, giúp giải quyết việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ hay tìm kiếm thông tin hết sức dễ dàng. Cắt giảm chi phí tối đa cho việc quản lý và không gian lưu trữ. Ngoài ra, dịch vụ này còn giúp chúng ta có thể chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu nhiều lần, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau. Tại sao Doanh nghiệp cần phải Số hóa tài liệu? Một số lợi ích cho Doanh nghiệp từ việc sử dụng Số hóa tài liệu: Giảm không gian lưu trữ. Tránh việc thất lạc, nhàu nát tài liệu trong quá trình lưu trữ. Lưu trữ, quản lý tài liệu vĩnh viễn. Giảm thời gian tìm kiếm tài liệu. Chia sẻ, tra cứu thông tin nhanh chóng. Tăng cường khả năng bảo mật thông tin. Nâng cao hiệu quả công việc do tập hợp các thông tin đưa đến một cách nhanh chóng và kịp thời. Chi phí vận hành, quản lý thấp và hiệu quả. Đã đến lúc Doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi lưu trữ văn bản truyền thống sang dạng lưu trữ điện tử để giảm tải không gian và tiết kiệm chi phí bảo quản, đây là một giải pháp cần thiết và cũng là xu hướng tất yếu trong tương liệu đối với công tác bảo quản và xử lý dữ liệu. Công ty TNHH BPO.MP chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu uy tín tại Đà Nẵng, giúp cho các Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tốt và đầy đủ nhất với giá thành hợp lý nhất.
30/12/24
Xem chi tiếtSố hóa tài liệu đã phát triển như thế nào? Ví dụ về số hóa? Nền tảng số quuốc gia? Sau nhiều năm nỗ lực phát triển, lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và từng bước ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của đời sống. Từ những năm 2017, chương trình chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào vào các hoạt động của chính phủ, cung cấp các dịch vụ công cộng, thực hiện các hoạt động của chính phủ trên các nền tảng vd website đã dần dần thay đổi cách nhà nước và doanh nghiệp cùng làm việc. Sau chính phủ điện tử, chính phủ số là chiến lược trọng tâm quốc gia, cố gắng đưa Việt Nam chuyển đổi các hoạt động quản lí trên môi trường số. Với mục tiêu bắt kịp xu hướng trực tuyến với hình ảnh chính phủ là lá cờ tiên phong, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức đã bắt đầu bắt tay thực hiện quá trình số hóa và chuyển đổi số ở doanh nghiệp. Để quá trình chuyển đổi số diễn ra trọn vẹn, toàn diện, doanh nghiệp và tổ chức phối hợp và triển trên tất cả các tài liệu. Số hóa tài liệu là quá trình tiên quyết cho doanh nghiệp, tổ chức trong chiến lược chuyển đổi . Vậy số hóa tài liệu là gì? Theo luật lưu trữ, tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân và phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu đó. Dữ liệu điện tử bao gồm tài liệu được khởi tạo ban đầu trên các nền tảng điện tử và tài iệu được số hóa từ các tài liệu truyền thống. Vậy nên, quá trình chuyển các tài liệu dạng truyền thống như văn bản, dự án, sổ sách, ấn phẩm,v.v sang dạng dự liệu trên phương tiện điện tử và được các phương tiện đó nhận biết được gọi là số hóa. Tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào, bảo đảm tính kế thừa, thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập, được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt. Các lợi ích từ chuyển đổi số và tài liệu được số hóa Số hóa tài liệu không chỉ là một phần trong quá trình chuyển đổi số mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong các công việc liên quan đến lưu trữ, sử dụng và chia sẻ dữ liệu. Một số lợi ích có thể kể đến như: Tăng tuổi thọ của tài liệu, không lo mất mát các tài liệu quan trọng (Ví dụ, số hóa từ văn bản,tài liệu dạng giấy truyền thống ở các thư viện, kho lưu trữ có giá trị bảo tồn rất lớn. Những tài liệu quý hiếm, số lượng ít dễ bị hao mòn tần suất cần phải sử dụng nhiều sẽ được lưu trữ sang dạng điện tử. Số hóa là một trong những cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm kinh phí nhằm lưu trữ lại bản sao của tài liệu, đề phòng rủi ro vật lí, hóa lí,v.v) Tiết kiệm không gian lưu trữ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chia sẻ, truy xuất thông tin Tăng khả năng bảo mật thông tin Chi phí vận hành và quản lí thấp Kết luận Các thư viện, kho lưu trữ với các nguồn dữ liệu khổng lồ đã không còn quá xa lạ với số hóa tài liệu. Bây giờ cũng không còn sớm nữa để nhiều nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp băn khoăn có nên thực hiện số hóa tài liệu cho công ty, tổ chức của mình không vì với xu hướng làm việc trực tuyến đang diễn ra sôi động nhất là trong mùa dịch thì để bắt kịp với thay đổi mới của xã hội các phương thức sử dụng tài liệu giấy đã không còn hiệu quả.
30/12/24
Xem chi tiếtSố hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi tài liệu từ dạng truyền thống sang các dạng điện tử tương tự. Số hóa tài liệu ban đầu được áp dụng nhiều trong các tổ chức có lượng tài liệu lớn cần lưu trữ như thư viện,kho lưu trữ quốc gia,v.v nhưng nhờ những lợi ích mà quy trình này đem lại trong bối cảnh chính phủ đang tiên phong và khuyến khích phong trào chuyển đổi số thì nhiều dịch vụ số hóa tài liệu cho doanh nghiệp đã ra đời. Đối tượng của số hóa tài liệu là tài liệu văn bản, sổ sách, hợp đồng,v.v đang được lưu trữ trên giá kệ, ngăn kéo, tủ tài liệu, kho chứa ở công ty, doanh nghiệp. Mỗi năm số lượng tài liệu ngày càng tăng nên cần diện tích để lưu trữ, chi phí mua đồ văn phòng phẩm để sắp xếp các loại tài liệu. Tài liệu quá nhiều cũng gây khó khăn cho việc lưu trữ và quản lí, đặc biệt là tiềm ẩn rủi ro làm thất lạc, hỏng tài liệu quan trọng, nếu việc này xảy ra sẽ gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp. Nhân viên khi phải làm việc với quá nhiều giấy tờ và phụ trách sổ sách, hợp đồng,v.v cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, giảm năng suất. Ví dụ một nhân viên kế toán mới vào được nhận bàn giao của người tiền nhiệm phải tìm hợp đồng của 10 năm trước và gửi bản mềm cho phòng kinh doanh hoặc phải gửi bản scan cho phòng này phòng kia thì riêng việc tìm tài liệu thủ công là rà soát từng tủ tài liệu vô cùng lãng phí thời gian và chất xám của nhân viên. Hay trong thời kì bất ổn về dịch bệnh như hiện nay, thực hiện làm việc trực tuyến tại nhà rất bất tiện khi cần một tài liệu nào lại phải lên công ty lấy về. Vậy nên số hóa tất cả các tài liệu lên lưu trữ cùng một chỗ là một trong những giải pháp nhanh gọn, tiết kiệm và mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nói rằng cách lưu trữ truyền thống của họ hiệu quả với cách làm việc của họ rồi và không cần số hóa làm gì nhưng cách lưu trữ của doanh nghiệp hiệu quả hay không nên nhận được đánh giá khách quan từ các bên thứ ba, có chuyên môn hơn trong lĩnh vực. Vì với cách lưu trữ truyền thống, các công ty có thể hoạt động bình thường nhưng có nhiều bất cập từ cách lưu trữ tài liệu (chi phí đồ chứa, sàn lưu trữ,thuốc chống ẩm mốc,v.v) đến cách thao tác xử lí tài liệu của doanh nghiệp (tài liệu để không tập trung, cách thức chia sẻ, tìm kiếm tài liệu không đồng nhất, các cấp quản lí khó nắm được tình hình công việc hoặc khó có thể chủ động lấy và sử dụng được thông tin từ tài liệu của công ty, thời gian phải bỏ ra nhiều khi tìm kiếm chia sẻ tài liệu có thể gây ảnh hưởng tới cơ hội làm ăn của doanh nghiệp). Số hóa tài liệu sẽ giúp doanh nghiệp: Quản lí tài liệu tập trung, thống nhất Lưu trữ các tài liệu quan trọng, tiết kiệm chi phí nhân lực lưu trữ Xây dựng hệ thống quản lí dữ liệu ứng dụng phần mềm lưu trữ Các tài liệu được số hóa không chỉ là một bản scan như cho vào máy scan bình thường mà còn được sử dụng các phần mềm chuyên biệt để biến chúng thành các tài liệu có thể xử lí thành nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn, từ bản word sẽ thành pdf và qua quét OCR nữa thì bản PDF kia sẽ có thể được copy paste lại thành bản word. Các tài liệu của công ty được tập hợp và phân quyền sử dụng về các phòng ban và tăng chế độ bảo mật thông qua các phần mềm chuyên dụng. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu trọn gói giúp doanh nghiệp không cần mất công đầu tư vào thiết bị và nhân lực chuyên môn mà chỉ với chi phí tiết kiệm, trong thời gian nhanh chóng đã hoàn thành quá trình số hóa tài liệu giúp doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu, lượng tài liệu cần số hóa mà chi phí số hóa tài liệu sẽ nhiều hay ít vậy nên, khi bắt tay vào số hóa, để tăng hiệu quả cao nhất,doanh nghiệp nên xác định tầm nhìn, mục tiêu và nhu cầu của công ty mình, trao đổi với chuyên gia về số hóa tài liệu để được tư vấn phương pháp và cách số hóa phù hợp nhất.
30/12/24
Xem chi tiếtSố hóa tài liệu không còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều công ty và doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ vì lí do lưu trữ và quản lí tài liệu, nhiều công ty đã tiến hành số hóa tài liệu từ sớm để chuẩn bị cho bước chuyển đổi số dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai. Số hóa tài liệu là đưa tài liệu từ dạng tài liệu lưu trữ truyền thống sang tài liệu điện tử. Số hóa tài liệu sẽ giúp việc tìm kiếm, chia sẻ, bảo mật thông tin trở nên đơn giản và thuận tiện nhất. Khi nhắc đến số hóa tài liệu, một trong những công nghệ nổi bật đó là OCR. Vậy OCR là gì? OCR là công nghệ nhận dạng kí tự quang học, chuyên dùng để đọc text ở file ảnh thành định dạng text. Những tài liệu trước khi quét OCR là các file PDF dạng ảnh, các ảnh đầu ra của máy quét và sau quá trình chạy qua thì tài liệu có thể biên tập được thành file text, file word. Điều này giúp bạn tiết kiệm vô số thời gian và công sức khi phải soạn thảo, nhập liệu văn bản từ văn bản gốc sang văn bản trên word. Bây giờ khi dùng OCR, bạn chỉ cần đưa file dạng ảnh qua phần mềm thì file đó sẽ có thể chỉnh sửa, copy, trích dẫn như một văn bản word bình thường. Các hãng tiên phong trong công nghệ OCR có thể kể đến la ABBYY và ngoài ra ở Việt Nam cũng có một vài phần mềm như VnDOCR 4.0 Professional của Viện Công nghệ thông tin – Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các phần mềm nhận dạng ảnh PDF, TIFF, JPEG, GIF, PNG và BMP và khả năng nhận diện tùy từng phần mềm áp dụng công nghệ OCR mà độ chính xác có thể từ 95-98%. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì khi làm số hóa tài liệu các doanh nghiệp nên tiến hành sớm trước khi chất lượng vật lí của tài liệu bị giảm đi. Nhờ những tác dụng như vậy mà OCR có thể được ứng dụng trong việc số hóa tài liệu và hỗ trợ số hóa với những đối tượng có các thông tin đơn giản nhưng nhiều trường dữ liệu như Số hóa CMND, bằng lái xe Số hóa hóa đơn Số hóa hồ sơ thuế Số hóa giấy Đăng kí kinh doanh Số hóa tờ khai bảo hiểm Số hóa hợp đồng (kinh doanh, lao động) Số hóa văn bản pháp quy Số hóa công văn đến và đi Số hóa CV, bằng cấp chứng chỉ Khác Tuy nhiên công nghệ OCR cũng có một số hạn chế mà người dùng cần lưu ý đó là Khả năng chính xác chưa được 100% Hình ảnh truy cập màu nền và chữ tương đồng thì OCR sẽ khó nhận dạng OCR cho ngôn ngữ viết tay vẫn còn hạn chế Vậy nên khi SHTL dùng OCR, để đảm bảo tỉ lệ chính xác nhất thì vẫn cần người hỗ trợ check và nhập liệu, chỉnh sửa lại.
30/12/24
Xem chi tiếtTrong vô số các ngành học cho sinh viên hàng năm lựa chọn, có những ngành do xu hướng kinh tế xã hội mà từng thu hút nhiều sinh viên một thời thì giờ cũng ít được ưu ái dần như kế toán, ngôn ngữ,v.v nhưng có một số ngành vẫn duy trì lượng đầu vào và đầu ra ổn định để duy trì cũng như đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội. Hiện nay, với xu hướng số hóa tài liệu, chuyển đổi số những ngành tiệp cận ngành công nghệ và kĩ thuật sẽ càng có nhiều cơ hội việc làm mở ra cho sinh viên. Nổi bật trong số đó là ngành lưu trữ học. Lưu trữ học là một trong những ngành học đã có từ lâu đời trong khối khoa học xã hội. Với đặc thù về kiến thức và chuyên môn của ngành này nên hiện nay chỉ có một số cơ sở giáo dục đang đào tạo ngành này đó là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Đại học Nội vụ. Sinh viên ngành lưu trữ học sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về kiến thức lí luận và thực tiễn cơ bản về văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực văn thứ, lưu trữ, quản trị lưu trữ thông tin,v.v Với kiến thức về các tiêu chuẩn trong công tác văn thư lưu trữ và kinh nghiệm trải nghiệm với nhiều dạng tài liệu khác nhau. Sinh viên lưu trữ học sẽ có nền tảng kiến thức cơ bản để ứng dụng vào thực tiễn nhu cầu lưu trữ của cơ quan, tổ chức. Sinh viên ngành lưu trữ học sau khi ra trường có thể lựa chọn và thử sức với nhiều vị trí như: Phụ trách bộ phận văn thư, lưu trữ của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Cán bộ hành chính, thư kí văn phòng Giảng viên đào tạo Nhà nghiên cứu Ngoài ra các việc kể trên, các bạn sinh viên ngành lưu trữ có thể tham gia vào lĩnh vực mới đó là số hóa tài liệu. Số hóa tài liệu gồm có 5 bước cơ bản là thu thập, phân loại, chỉnh lí tài liệu; quét tài liệu; nhận dạng OCR tài liệu, lưu trữ tài liệu vào phần mềm; Mã hóa tài liệu và kết thúc. Mỗi doanh nghiệp cần có nhân viên hiểu biết về lưu trữ để có thể làm nhân tố chính cho quá trình chuyển đổi từ dạng truyền thống sang điện tử. Số hóa tài liệu và chuyển đổi số là những lĩnh vực mới nở rộ trong vài năm trở lại đây nên vô cùng tiềm năng và cần có nhiều nhân lực trẻ nắm vững kiến thức và nhanh nhạy với thay đổi công nghệ. Trong thời gian còn học trên ghế nhà trường, các bạn có thể tham gia một vài dự án về số hóa tài liệu như chỉnh lí tài liệu trước khi đưa đi quét để trải nghiệm thực tế là số lượng tài liệu mà một công ty, kho lưu trữ đang được cất giữ như nào. Các bạn có thể áp dụng được kiến thức phân loại và thao tác với từng loại tài liệu khác nhau rồi từ đó đưa ra các đề xuất để có thể tối ưu hóa việc sắp xếp, phân loại giúp ích cho việc tìm kiếm tài liệu sau này mà vẫn phù hợp với nhu cầu và phong cách làm việc của công ty, doanh nghiệp. Sau khi ra trường, với chứng chỉ hành nghề lưu trữ và bằng chuyên ngành lưu trữ có được, các bạn sinh viên có thể thi thêm chứng chỉ về công nghệ thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp để xin vào làm một số công ty cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu.
30/12/24
Xem chi tiếtKhi đã thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của số hóa tài liệu, nhiều doanh nghiệp muốn nhanh chóng thực hiện số hóa nhưng để quá trình số hóa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi đến khi hoàn thành thì doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm cơ bản của quy trình số hóa tài liệu. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về quy trình của số hóa tài liệu. Về cơ bản, quy trình có 5 bước chính nhưng tùy vào cách làm việc của từng cơ quan, nhà cung cấp dịch mà có thể chi tiết hơn thành 7 bước, 12 bước,v.v. Số hóa tài liệu sẽ gồm những bước sau: B1: Thu thập, phân loại, chỉnh lí tài liệu B2: Quét tài liệu B3: Nhận dạng OCR tài liệu B4: Lưu trữ tài liệu vào phần mềm B5: Mã hóa tài liệu Các bước trên cần được thực hiện liền mạch, gọn gàng và hiệu quả. Ở bước thu thập, phân loại và chỉnh lí tài liệu, đây là bước đầu tiên cho toàn bộ quy trình số hóa tài liệu. Để chuẩn bị cho bước này thì trước khi tiến hành số hóa, toàn bộ các phòng ban trong công ty sẽ được thông báo, xác định tinh thần và nắm được lợi ích và hiệu quả mà quy trình số hóa. Sau đó, từng phòng ban sẽ thu thập, phân loại các tài liệu cần thiết, quan trọng nên cần số hóa. Doanh nghiệp cũng cần có một hoặc vài người chuyên trách tập hợp và quản lí tài liệu từ các phòng ban để tránh thất lạc, mất mát. Khi có tài liệu, có thể là một lượng tài liệu rất nhiều thì cần chỉnh lí tài liệu như phân chia các tài liệu quan trọng, bỏ tài liệu trùng thừa (nếu có), bỏ kẹp ghim, đánh giá chất lượng tài liệu, nhập liệu thứ tự,vv. Với những công ty, doanh nghiệp lần đầu tiên làm số hóa, phần chỉnh lý nên nhờ sự hỗ trợ từ bên chuyên môn thứ 3, những người có kiến thức và kinh nghiệp lưu trữ. Đến bước thứ 2, quét tài liệu để chuyển tài liệu từ dạng vật lí sang dạng số thì cần các máy scan chuyên dụng và nhân sự thực hiện. Nếu chỉ dùng cho nội bộ công ty thì doanh nghiệp có thể đầu tư một chiếc máy quét nhỏ gọn giá khoảng 6-10 triệu đồng. Bước 3,4,5 là phần công nghệ trong quy trình số hóa tài liệu, phần mềm OCR, phần mềm lưu trữ và phân quyền đã có sẵn trên thị trường. Doanh nghiệp có thể làm việc với các bên tư vấn, tự thiết kế phần mềm tương tự cho nội bộ hoặc sử dụng luôn của bên cung cấp cũng là một giải pháp nhanh gọn vì hiện nay nhiều bên đã có sẵn phần mềm lõi có thể ứng dụng được luôn và thay đổi thêm theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trên đây là 5 bước cơ bản của số hóa tài liệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo để có một cách nhìn tổng quan và một vài phần lưu ý cho số hóa của doanh nghiệp sau này. Cuối cùng, để số hóa thành công thì cần có tầm nhìn và tinh thần dám làm, cam kết làm của người lãnh đạo, sự hiểu biết về số hóa và ủng hộ của nhân viên trong công ty và một phương pháp làm việc ứng dụng công nghệ thống nhất trong công ty.
30/12/24
Xem chi tiếtTrí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề “nóng” được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua sau màn ra mắt “bùng nổ” của ChatGPT – ứng dụng chatbot AI gây ấn tượng với khả năng trả lời câu hỏi, làm thơ hay viết luận. Tuy nhiên, năng lực của nó cũng khiến nhiều người băn khoăn: Liệu AI sẽ ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của họ như thế nào? Trước mối lo ngại ngày càng tăng về việc công nghệ AI có thể chiếm lấy công việc của con người, các chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản như vậy. Thay thế hay tạo thêm việc làm? Liệu AI có thay thế một số công việc hay không? Câu trả lời là “có”. Theo Steven Miller – Giáo sư danh dự bộ môn Hệ thống thông tin tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), sự phát triển của AI đồng nghĩa công nghệ ngày càng có thể đạt được nhiều thành tựu hơn và điều đó tất nhiên sẽ tác động đến việc làm. Ông cho rằng, với sự hỗ trợ của AI, máy móc, hệ thống phần mềm và sự kết hợp giữa phần cứng-phần mềm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó, các ứng dụng AI hoàn toàn có khả năng thay thế phần lớn công việc của con người một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Giáo sư cho biết thêm, có những vị trí rủi ro hơn, nhất là những công việc có tính lặp lại cao hoặc dựa trên các hướng dẫn, quy định cụ thể. Ngược lại, những công việc thường xuyên thay đổi, yêu cầu khả năng thích ứng và linh hoạt thì sẽ khó bị công nghệ thay thế hơn. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Dimitris Papanikloaou – Giáo sư tài chính tại Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) cho rằng, những công việc đòi hỏi yếu tố con người mạnh mẽ – chẳng hạn như bác sĩ trị liệu – đặc biệt khó bị “truất ngôi”. “Rất khó để một ứng dụng AI thay thế con người trong những công việc yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân” – Giáo sư Papanikloaou nhấn mạnh. Những công việc mới? Theo ông Steve Chase, trưởng nhóm tư vấn tại KPMG Mỹ, mối quan ngại nêu trên hoàn toàn có thể hiểu được, bởi với hầu hết các tiến bộ công nghệ, nỗi sợ hãi ban đầu của người làm công ăn lương về nguy cơ mất việc làm và bị thay thế là không tránh khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng điều quan trọng là phải ghi nhớ một số điểm như sau: Trước hết, đây không phải lần đầu những tiến bộ công nghệ tác động đến việc làm. Chẳng hạn, sự phổ biến của máy tính hoặc máy móc hiện đại đã thay đổi phương thức làm việc cũng như loại hình công việc của công nhân trong các nhà máy. Mặc dù thay thế con người ở một số vị trí, song chúng lại trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống ngày nay. Đó là quy trình đã diễn ra hàng thế kỷ. Cũng theo chuyên gia tư vấn của KPMG Mỹ, lịch sử đã chỉ ra, khi việc làm này bị mất đi vì công nghệ, sẽ có việc làm mới ra đời. “Giá trị của những việc làm mới cũng như các loại dịch vụ, hàng hóa mới vượt xa những việc làm bị thay thế” – ông đánh giá. Hợp tác cùng AI thay vì ngăn cản Giáo sư Dimitris Papanikloaou cho rằng, AI và các công nghệ, sản phẩm dựa trên nó vẫn còn hạn chế ở một số khía cạnh nhất định. Ông nhận định, ở thời điểm hiện tại, chúng ta còn cách rất xa cái gọi là “AI thực thụ”. Phần lớn những gì AI đang làm là tổng hợp kiến thức hiện có với mục tiêu cụ thể, chưa tạo ra kiến thức mới. Do đó, con người làm việc cùng AI thay vì bị nó thay thế là một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn ở giai đoạn hiện nay. So với việc sử dụng AI để tự động hóa toàn bộ công việc của con người, chúng ta đang có nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng công nghệ này để nâng cao hiệu quả làm việc của con người. Có chung quan điểm, chuyên gia tư vấn Steve Chase cho biết nhiều doanh nghiệp đang sử dụng AI để nâng cao hiệu suất lao động cũng như hỗ trợ nhân viên.“Lãnh đạo các công ty đang sử dụng AI để tăng cường hiệu quả vật chất cho doanh nghiệp và giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Tận dụng ưu thế của AI cho phép các tổ chức cơ cấu lại các vị trí theo hướng giảm thiểu thời gian dành cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tối đa hóa việc ra quyết định chiến lược” – ông nói. Để làm được điều đó, các công ty cần phải thích ứng. Theo chuyên gia của KPMG Mỹ, quá trình thích ứng này bao gồm đào tạo nhân viên, hỗ trợ họ thêm thuần thục và cải thiện kỹ năng, cùng với đó là tạo ra các khuôn khổ để sử dụng AI một cách có trách nhiệm. Vì vậy, các thuật toán AI và công nghệ dựa trên AI có thể sẽ không thay thế việc làm của con người, mà sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong công việc hằng ngày, không sớm thì muộn.
30/12/24
Xem chi tiếtChuyển đổi số đang mang lại những cơ hội và thách thức đối với ngành tài nguyên và môi trường. Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào về tác động môi trường tích cực có thể lớn hơn tác động tiêu cực do chuyển đổi số gây ra. Tuy nhiên, để chuyển đổi số mang lại tác động tích cực đồng thời hạn chế tiêu cực đến ngành tài nguyên và môi trường, cần có các nghiên cứu về công nghệ trong chuyển đổi số liên quan đến nhu cầu tài nguyên và tác động môi trường. Song song với quá trình chuyển đổi số cần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao kiến thức, thái độ, tăng cường năng lực của người tiêu dùng liên quan đến việc lựa chọn hàng hóa, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách bền vững, xây dựng các chính sách, luật pháp, thể chế để có thể giúp định hình chuyển đổi số và kinh tế số bền vững ở tất cả các cấp quản trị. Tác động tích cực và tiêu cực Chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường đem lại cả mặt tích cực và tiêu cực song song với nhau. Tác động tích cực Thúc đẩy ngành công nghiệp vì một nền kinh tế sạch và tuần hoàn: các cơ hội môi trường (phi năng lượng) phát sinh từ quá trình chuyển đổi số có thể đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ với nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt đối với việc giải quyết vấn đề rác thải điện tử. Quan trọng nhất, tiến bộ công nghệ đóng một vai trò trong việc thu gom và tái chế rác thải điện tử tốt hơn và tái sử dụng các vật liệu đã sử dụng. Ví dụ, sự tiến bộ trong công nghệ, cụ thể là sự ra đời của điện thoại thông minh và các ứng dụng di động khuyến khích người tiêu dùng tái chế rác thải điện tử tại các địa điểm chính thức để đổi lấy các động lực tài chính. (TS Trần Viết Cường, Trường Đại học Hà Tĩnh, 2023) Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học: công nghệ kỹ thuật số có thể giúp giảm bớt áp lực lên môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học ở nhiều khía cạnh. Các giải pháp hỗ trợ công nghệ thông tin trực tuyến giúp giám sát đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Công nghệ thông tin trực tuyến cũng có thể giúp trực quan hóa và truyền đạt dữ liệu sinh học, do đó nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính sách. Kỹ thuật số có thể hỗ trợ các mô hình kinh doanh thân thiện với đa dạng sinh học làm cho các mô hình kinh doanh trở nên khả thi nhằm ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học hoặc hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, chẳng hạn như thông qua việc thúc đẩy phi vật chất hóa hoặc giảm nhu cầu tài nguyên thông qua các hoạt động chia sẻ. Kỳ vọng về một môi trường không có chất độc hại: liên quan đến giảm ô nhiễm, các cơ hội môi trường phi năng lượng cũng có thể phù hợp, đặc biệt là khi giải quyết vấn đề giảm ô nhiễm không khí. Các loại công nghệ đóng góp quan trọng nhất về mặt này là AI và blockchain. Các công cụ dựa trên AI đã được triển khai để theo dõi và dự báo mức độ ô nhiễm hoặc cho các phương tiện tự lái và đèn giao thông. Mặt khác, công nghệ blockchain có thể được sử dụng cho các hệ thống dựa trên phần thưởng nhằm thưởng cho những người giảm thiểu ô nhiễm bằng phần thưởng kỹ thuật số, có thể được đổi lấy các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Các khía cạnh khác: chuyển đổi số mang lại những tiềm năng cải thiện thông tin và kiến thức về môi trường, các chính sách môi trường được đổi mới theo hướng bền vững hơn; chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện cho các chính sách truy cập mở và dữ liệu mở, bao gồm việc cung cấp dữ liệu của chính phủ (dữ liệu mở) và dữ liệu khoa học (truy cập mở), tạo sự phát triển của các nền tảng chia sẻ dữ liệu, hoặc “hệ sinh thái kỹ thuật số cho môi trường” nhằm cung cấp dữ liệu sẵn có cho các chính sách môi trường và đổi mới ở cấp độ toàn cầu; Các công nghệ mới cũng được coi là cung cấp các cơ hội mới để thực hiện và thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn môi trường; các thông tin tốt hơn về chuỗi cung ứng, chi phí môi trường của sản phẩm (ví dụ như mã QR), dịch vụ hoặc dòng đầu tư có thể giúp người tiêu dùng đưa ra các quyết định bền vững hơn. Các dự án khoa học công dân được nối mạng xuyên quốc gia mang lại cơ hội mới cho nhận thức về môi trường và hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu. Tác động tiêu cực Tác động trực tiếp đến tài nguyên: việc khai thác và chiết xuất các nguyên liệu thô (coban, palađi, tantali, bạc, vàng, indium, đồng, lithium và magie) cũng như sản xuất các thành phần vi điện tử, đặc biệt là các mạch tích hợp, là những yếu tố đóng góp chính cho cạn kiệt tài nguyên hóa thạch cũng như cạn kiệt tài nguyên phi sinh học, trái đất nóng lên, phú dưỡng nước ngọt, chua hóa đất, nhiễm độc con người, nhiễm độc nước ngọt, nhiễm độc biển và gây độc môi trường đất. Tác động trực tiếp đến đa dạng sinh học và sử dụng đất cũng như thay đổi sử dụng đất: các tác động chính do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất phần cứng, từ việc thải ra các vật liệu độc hại (như kim loại nặng, khói độc, nước rỉ axit) liên quan đến quá trình khai thác nguyên liệu thô, cũng như từ việc thu gom, tái chế không phù hợp và xử lý chất thải thiết bị điện và điện tử. Các tác động môi trường của việc phát điện (ví dụ như phát thải khí nhà kính) cũng có thể bao gồm các tác động đến đa dạng sinh học. Tác động của cáp truyền dữ liệu dưới nước đối với các loài sinh vật dưới nước… Tác động gián tiếp và mang tính hệ thống đến môi trường: không thể cho rằng chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích về tài nguyên, năng lượng hoặc các lợi ích môi trường khác. Cần có một cách tiếp cận tổng thể để hiểu đúng các tác động và đạt được kết quả tốt. Điều này không chỉ yêu cầu xem xét giai đoạn sử dụng, mà còn cả giai đoạn sản xuất và giai đoạn cuối vòng đời; không chỉ tập trung vào thiết bị công nghệ thông tin, mà còn tập trung vào cơ sở hạ tầng cần thiết; không chỉ đo lượng khí thải cacbon, mà còn các tác động khác. Chuyển đổi số không thể bền vững nếu không được điều chỉnh theo cách giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường của nó. Để thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng bền vững hơn, điều bắt buộc là hiệu quả đạt được phải bù đắp được phần gia tăng tiêu thụ năng lượng và tài nguyên do tăng trưởng kinh tế gây ra. Một số định hướng và giải pháp giúp cho quá trình chuyển đổi số bền vững Để giảm thiểu tác động tiêu cực của chuyển đổi số đến tài nguyên và môi trường và giúp cho quá trình chuyển đổi số một cách bền vững, cần có một số định hướng và giải pháp sau đây: Thứ nhất, cần có các nghiên cứu để hiểu biết về các công nghệ trong chuyển đổi số liên quan đến nhu cầu tài nguyên và tác động môi trường của chúng. Cần xây dựng các phương pháp đánh giá và hướng dẫn đánh giá chuẩn để đánh giá tác động của các loại công nghệ liên quan đến chuyển đổi số đến tài nguyên và môi trường; tuyên truyền, giáo dục để nâng cao kiến thức, thái độ, tăng cường năng lực của người tiêu dùng liên quan đến việc lựa chọn hàng hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến một cách bền vững. Thứ hai, mở rộng phạm vi đánh giá các loại tác động của chuyển đổi số đến môi trường (ngoài năng lượng và dấu chân cacbon). Không nên bỏ qua các tác động môi trường khác, chẳng hạn như cạn kiệt tài nguyên phi sinh học, cạn kiệt nước, độc tính sinh thái và con người, vì những chuỗi liên quan đến môi trường này cũng có thể quan trọng tương tự; Thứ ba, song song với quá trình chuyển đổi số cần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh một cách bền vững, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường. Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của doanh nghiệp với chất thải do doanh nghiệp tạo ra. Thứ tư, xây dựng các chính sách, luật pháp và thể chế để có thể giúp định hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách bền vững ở tất cả các cấp quản trị (quốc gia thành viên, khu vực, thành phố…).
30/12/24
Xem chi tiếtCùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ của internet, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam đã tạo nên sự thay đổi đồng bộ về nhận thức và hành vi của cả cộng đồng. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số đem lại cho xã hội hiện đại, tuy nhiên nguy cơ mất an ninh thông tin cũng đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi công tác bảo đảm an ninh thông tin trong quá trình chuyển đổi số cần được đặc biệt chú trọng. Chuyển đổi số là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm tạo sự liên thông, kết nối liền mạch các dữ liệu và giúp khai thác dữ liệu dễ dàng, có tính thống nhất, xuyên suốt trong phạm vi quốc gia và từng địa phương. Tại Việt Nam, ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QÐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu; đó là cơ sở quan trọng để Việt Nam sẽ trở thành “quốc gia số, ổn định và thịnh vượng…”. Tuy nhiên, gắn liền với chuyển đổi số là yêu cầu về an ninh thông tin để quản trị rủi ro an toàn thông tin mạng, quản trị rủi ro an toàn số. Thực tế cho thấy, vấn đề an ninh thông tin đang được đặt ra tại mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh thông tin luôn được khẳng định là nhiệm vụ cấp thiết trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trước tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, những yêu cầu về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng đã được đặt ra. Ngày 12/6/2018, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng, trong đó xác định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; c) Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; d) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; đ) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; e) Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương; g) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí; h) Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia (Khoản 2, Ðiều 10). Trên thực tế, những năm gần đây, hệ thống thông tin ở Việt Nam luôn được tập trung phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội, phục vụ đắc lực các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Ðảng và Nhà nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho đất nước. Việt Nam đang đẩy mạnh các chương trình, chiến lược chuyển đổi số. Trên nền tảng số quốc gia là một khối lượng dữ liệu khổng lồ và hết sức quan trọng như thông tin cá nhân người dùng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống tài liệu nội bộ của cơ quan Nhà nước…; góp phần to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, thực tế chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức bởi lẽ khi toàn bộ hoạt động của con người được chuyển lên môi trường mạng thì chỉ cần một sự cố an ninh thông tin nghiêm trọng có thể làm cản trở chương trình chuyển đổi số của cả một ngành, một địa phương hay một doanh nghiệp cũng như đe dọa gây ra hậu quả khó lường. Ở Việt Nam, trung bình mỗi người hoạt động trực tuyến khoảng 7-8 tiếng. Thời gian này càng gia tăng thì nguy cơ mất an ninh thông tin mạng lại càng cao hơn. Nhất là trong bối cảnh tình hình an ninh thông tin ở Việt Nam đã và đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ đối với an ninh con người, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh thông tin dù đã được chú trọng tuy nhiên có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng chủ quan, chưa quan tâm đúng mức, còn nhiều thiếu sót, sơ hở, rất dễ để các đối tượng cơ hội lợi dụng gây nguy cơ mất an ninh thông tin, lộ, lọt bí mật nhà nước. Một số cơ quan, đơn vị, ban, ngành nắm giữ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhưng kỹ năng, ý thức bảo vệ bí mật, an ninh thông tin của một số phòng, ban, cá nhân còn hạn chế. Cả nước hiện nay có 3.078 hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong đó, mới chỉ 1.846 (60%) hệ thống được xác định cấp độ an toàn, 201 (6,5%) hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn theo cấp độ. Chưa kể, sự tụt hậu về công nghệ, sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, nhất là phần mềm hệ thống, dịch vụ mạng xã hội… tại một số nơi cũng đáng báo động nguy cơ mất chủ quyền nội dung số, tài nguyên thông tin của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và của quốc gia. Trong khi đó, từ bên ngoài, các nhóm tin tặc, tổ chức tội phạm không ngừng thực hiện các chiến dịch tấn công mạng tự phát, đơn lẻ và quy mô lớn nhằm vào hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu của các quốc gia. Thực tế này đang tiềm ẩn không ít nguy cơ đe dọa gây tê liệt, gián đoạn hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý kinh tế-xã hội của các cơ quan Nhà nước. Các thế lực thù địch, phản động cũng tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp mạng, khủng bố mạng, kêu gọi tài trợ khủng bố, tội phạm mạng, tán phát tin giả, tin xấu, độc hại, lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Ðảng nhằm tác động chính trị nội bộ, can thiệp, hướng lái chính sách, pháp luật của Việt Nam. Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), giai đoạn 2010-2021, các thế lực thù địch, phần tử xấu đã, đang sử dụng 8.784 web, blog có tên miền nước ngoài; 381 web, blog có tên miền trong nước thường xuyên đăng tải thông tin xấu, độc chống phá Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Các cơ quan chức năng đã phát hiện 279 vụ sử dụng internet xâm phạm an ninh quốc gia, đấu tranh với hơn 200 đối tượng; xử lý 140 đối tượng. Ðáng chú ý, trong đó có 219 vụ kích động biểu tình trên không gian mạng; 138 hội, nhóm trá hình hoạt động trên không gian mạng; 45.498 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử có tên miền “.vn” bị tấn công, trong đó có 2.113 lượt tấn công các cổng thông tin, trang tin điện tử của cơ quan Ðảng, Nhà nước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng… Bảo đảm an ninh thông tin trong quá trình chuyển đổi số không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân vì đó cũng là cách để chúng ta tự bảo vệ lợi ích của chính mình. Ðể làm tốt nhiệm vụ này, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các nguy cơ, yếu tố đe dọa, gây mất an ninh thông tin; nâng cao ý thức cho mỗi tổ chức, cá nhân trong sử dụng các dịch vụ thông tin, nhất là những dịch vụ do nước ngoài cung cấp, có năng lực nắm bắt các thủ đoạn tấn công mạng và cách thức xử lý như bị cài, gắn vào máy tính cá nhân, bị lấy tài khoản và mật khẩu; bị đánh cắp dữ liệu cá nhân; bị tấn công bằng mã độc… Người dùng cần nghiên cứu kỹ trước khi like và share các thông tin, bài viết, đường link, nếu có nghi ngờ phải kiểm tra lộ, lọt thông tin cá nhân qua Trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam, tạo khả năng tự vệ, “miễn dịch” trước thông tin giả, xấu, độc hại. Nhà nước cần xây dựng kế hoạch có tầm chiến lược về nội dung nhận diện các nguy cơ, thách thức gây mất an ninh thông tin và trách nhiệm, nghĩa vụ trong bảo đảm an ninh thông tin vào hệ thống giáo dục quốc dân để bảo đảm toàn dân đều am hiểu, nắm bắt được yêu cầu bảo đảm an ninh thông tin thời kỳ chuyển đổi số; tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh thông tin, tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm sự an toàn, tin cậy trong quá trình chuyển đổi số, quản lý hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam…/.
30/12/24
Xem chi tiết