BPO

Hình đại diện
SỐ HÓA TÀI LIỆU – KHÁI NIỆM & TẦM QUAN TRỌNG

Số hóa tài liệu đóng một tầm quan trọng mà không hẳn doanh nghiệp nào cũng nhận thức hết, chính vì thế dịch vụ này cần được phổ biến rộng rãi hơn để mọi người có cái đánh giá đúng về vai trò của nó. Thời gian gần dây, chúng ta thường được nghe nhắc đến những khái niệm mới như Số hóa tài liệu, doanh nghiệp số, văn phòng điện tử, thành phố thông minh. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Số hóa tài liệu, cùng những ưu điểm – hạn chế của nó, để có cái nhìn và đánh giá khách quan nhất.   Dịch vụ Số hóa tài liệu là gì? Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi số các dạng tài liệu truyền thống như chữ viết tay, bản in, âm thanh, hình ảnh,… sang chuẩn tài liệu mà máy tính có thể nhận biết được, đọc được. Thông thương, tài liệu số bao gồm các dữ liệu dạng chữ, video, âm thanh, hình ảnh,… được sử dụng trên máy tính và được định dạng mà máy tính có thể đọc được. Các công ty nhập dữ liệu thuê online sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc này một cách nhanh chóng. Vì sao phải sử dụng? Cùng vói sự gia tăng dân số thì lượng kho tàng giấy tờ, tài liệu và kiến thức của nhân loại càng trở nên khổng lồ, bên cạnh đó việc bảo quản và lưu hành các loại văn bản, tài liệu này cũng dần bị hạn chế. Vì những lẽ đó, việc áp dụng Số hóa tài liệu vào thực tiễn là giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề trên. Số hóa tài liệu sẽ giúp việc tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truy xuất thông tin thực hiện một cách nhanh gọn, đơn giản và dễ dàng nhất. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm Giúp việc lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các loại tài liệu số khác nhau được chuyển đổi qua lại linh hoạt. Cắt giảm tối đa chi phí cho các hoạt động quản lý,  không gian lưu trữ. Tài liệu có khả năng được chỉnh sửa và tái sử dụng. Hạn chế Tốn chi phí đầu tư ban đầu về máy móc tiên tiến, cơ sở hạ tầng CNTT, công nghệ hiện đại. Nguy cơ dễ bị sửa đổi và sao chép trái pháp luật tài liệu. Khó khăn trong việc thực hiện do phải trải qua quá trình đào tạo đồng bộ và theo hệ thống. Ngoài ra, việc bảo mật tài liệu cũng khá phức tạp. Trong thời đại phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, việc am hiểu các kiến thức cơ bản của Số hóa tài liệu là vô cùng cần thiết đối với mọi tổ chức. Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu và ứng dụng Số hóa tài liệu để tận dụng tối đa ưu điểm, khắc phục tối đa các hạn chế của nó để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.


Hình đại diện
LỢI ÍCH NỔI BẬT CỦA SỐ HÓA TÀI LIỆU HÌNH ẢNH

Những bức ảnh giúp chúng ta lưu giữ lại rất nhiều khoảnh khắc hay kỉ niệm đẹp, nhưng theo thời gian, màu sắc và độ rõ nét của các bức ảnh bắt đầu mờ dần, ảnh hưởng đến chất lượng ảnh vĩnh viễn. Trên thực tế, các bản in ảnh khá mỏng manh và thậm chí muốn lưu giữ chúng lâu dài, chúng ta cần sử dụng đến nhiều phương pháp đặc biệt khác nhau. Trước nhu cầu đó, dịch vụ số hóa tài liệu hình ảnh ra đời như một giải pháp hoàn hảo cho vấn đề trên. Nó có thể thổi sức sống mới vào những bức ảnh cũ của bạn và đảm bảo chúng có chất lượng tốt nhất có thể trong nhiều năm. Dưới đây là lợi ích nổi bật của số hóa tài liệu hình ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc quý giá nhất của bạn. Số hóa hình ảnh giúp nâng cao chất lượng ảnh Mặc dù rất nhiều người nhận thức được lợi ích của số hóa tài liệu, nhưng họ vẫn không tin rằng, tài liệu giấy, bao gồm cả  tài liệu hình ảnh sẽ hoàn toàn biến mất. Mặc dù các bức ảnh thường được in với chất lượng cao để có thể lưu trữ trong một thời gian khá dài, nhưng chúng vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như thời tiết, mối mọt,…. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Nhưng nhờ dịch vụ số hóa hình ảnh, chất lượng ban đầu của hình ảnh có thể được giữ lại một cách tốt nhất. Dễ dàng chia sẻ với mọi người Sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu khi những bức ảnh thời thơ ấu của bạn có thể được chia sẻ một cách dễ dàng trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội? Số hóa hình ảnh cho phép bạn làm điều đó. Không chỉ màu sắc mà chất lượng tổng thể của bức ảnh cũng sẽ được khôi phục, sau đó bạn có thể thoải mái chia sẻ chúng với gia đình và bạn bè trên phương tiện truyền thông xã hội. Tính bảo tồn cao Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần một nửa phụ huynh (47%) nói rằng họ chưa biết được họ sẽ chia sẻ hình ảnh hoặc video về con cái họ khi chúng lớn lên bằng cách nào. Ngoài ra, những phụ huynh này cũng thừa nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc định vị ảnh và video của gia đình họ. Nhưng nhờ số hóa hình ảnh, họ có thể in các bức ảnh và treo ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà chất lượng hình ảnh không bị thay đổi. Hiểu được tầm quan trọng của dịch vụ BPO – thuê ngoài quy trình kinh doanh, BPO.MP đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ số hóa nhanh chóng tại Đà Nẵng bên cạnh các dịch vụ thế mạnh khác bao gồm: nhập liệu và xử lý dữ liệu, chỉnh sửa ảnh DTP, gán nhãn dữ liệu, gia công tài chính kế toán, viết nội dung, biên phiên dịch, giới thiệu nhân sự… nhằm góp phần vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung vào công việc cốt lõi của mình.


Hình đại diện
VÌ SAO SỐ HÓA TÀI LIỆU LÀ CẦN THIẾT CHO DOANH NGHIỆP?

Số hóa tài liệu là gì? Số hóa tài liệu là biện pháp tối ưu hóa dữ liệu, giúp giải quyết việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ hay tìm kiếm thông tin hết sức dễ dàng. Cắt giảm chi phí tối đa cho việc quản lý và không gian lưu trữ. Ngoài ra, dịch vụ này còn giúp chúng ta có thể chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu nhiều lần, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau. Tại sao Doanh nghiệp cần phải Số hóa tài liệu? Một số lợi ích cho Doanh nghiệp từ việc sử dụng Số hóa tài liệu: Giảm không gian lưu trữ. Tránh việc thất lạc, nhàu nát tài liệu trong quá trình lưu trữ. Lưu trữ, quản lý tài liệu vĩnh viễn. Giảm thời gian tìm kiếm tài liệu. Chia sẻ, tra cứu thông tin nhanh chóng. Tăng cường khả năng bảo mật thông tin. Nâng cao hiệu quả công việc do tập hợp các thông tin đưa đến một cách nhanh chóng và kịp thời. Chi phí vận hành, quản lý thấp và hiệu quả. Đã đến lúc Doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi lưu trữ văn bản truyền thống sang dạng lưu trữ điện tử để giảm tải không gian và tiết kiệm chi phí bảo quản, đây là một giải pháp cần thiết và cũng là xu hướng tất yếu trong tương liệu đối với công tác bảo quản và xử lý dữ liệu. Công ty TNHH BPO.MP chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu uy tín tại Đà Nẵng, giúp cho các Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tốt và đầy đủ nhất với giá thành hợp lý nhất.


Hình đại diện
SỐ HÓA TÀI LIỆU TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ?

Số hóa tài liệu đã phát triển như thế nào? Ví dụ về số hóa? Nền tảng số quuốc gia? Sau nhiều năm nỗ lực phát triển, lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và từng bước ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của đời sống. Từ những năm 2017, chương trình chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào vào các hoạt động của chính phủ, cung cấp các dịch vụ công cộng, thực hiện các hoạt động của chính phủ trên các nền tảng vd website đã dần dần thay đổi cách nhà nước và doanh nghiệp cùng làm việc. Sau chính phủ điện tử, chính phủ số là chiến lược trọng tâm quốc gia, cố gắng đưa Việt Nam chuyển đổi các hoạt động quản lí trên môi trường số. Với mục tiêu bắt kịp xu hướng trực tuyến với hình ảnh chính phủ là lá cờ tiên phong, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức đã bắt đầu bắt tay thực hiện quá trình số hóa và chuyển đổi số ở doanh nghiệp. Để quá trình chuyển đổi số diễn ra trọn vẹn, toàn diện, doanh nghiệp và tổ chức phối hợp và triển trên tất cả các tài liệu. Số hóa tài liệu là quá trình tiên quyết cho doanh nghiệp, tổ chức trong chiến lược chuyển đổi . Vậy số hóa tài liệu là gì? Theo luật lưu trữ, tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân và phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu đó. Dữ liệu điện tử bao gồm tài liệu được khởi tạo ban đầu trên các nền tảng điện tử và tài iệu được số hóa từ các tài liệu truyền thống. Vậy nên, quá trình chuyển các tài liệu dạng truyền thống như văn bản, dự án, sổ sách, ấn phẩm,v.v sang dạng dự liệu trên phương tiện điện tử và được các phương tiện đó nhận biết được gọi là số hóa. Tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào, bảo đảm tính kế thừa, thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập, được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt. Các lợi ích từ chuyển đổi số và tài liệu được số hóa Số hóa tài liệu không chỉ là một phần trong quá trình chuyển đổi số mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong các công việc liên quan đến lưu trữ, sử dụng và chia sẻ dữ liệu. Một số lợi ích có thể kể đến như: Tăng tuổi thọ của tài liệu, không lo mất mát các tài liệu quan trọng (Ví dụ, số hóa từ văn bản,tài liệu dạng giấy truyền thống ở các thư viện, kho lưu trữ có giá trị bảo tồn rất lớn. Những tài liệu quý hiếm, số lượng ít dễ bị hao mòn tần suất cần phải sử dụng nhiều sẽ được lưu trữ sang dạng điện tử. Số hóa là một trong những cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm kinh phí nhằm lưu trữ lại bản sao của tài liệu, đề phòng rủi ro vật lí, hóa lí,v.v) Tiết kiệm không gian lưu trữ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chia sẻ, truy xuất thông tin Tăng khả năng bảo mật thông tin Chi phí vận hành và quản lí thấp Kết luận Các thư viện, kho lưu trữ với các nguồn dữ liệu khổng lồ đã không còn quá xa lạ với số hóa tài liệu. Bây giờ cũng không còn sớm nữa để nhiều nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp băn khoăn có nên thực hiện số hóa tài liệu cho công ty, tổ chức của mình không vì với xu hướng làm việc trực tuyến đang diễn ra sôi động nhất là trong mùa dịch thì để bắt kịp với thay đổi mới của xã hội các phương thức sử dụng tài liệu giấy đã không còn hiệu quả.  


Hình đại diện
CÔNG NGHỆ OCR TRONG SỐ HÓA TÀI LIỆU LÀ GÌ?

Số hóa tài liệu không còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều công ty và doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ vì lí do lưu trữ và quản lí tài liệu, nhiều công ty đã tiến hành số hóa tài liệu từ sớm để chuẩn bị cho bước chuyển đổi số dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai. Số hóa tài liệu là đưa tài liệu từ dạng tài liệu lưu trữ truyền thống sang tài liệu điện tử. Số hóa tài liệu sẽ giúp việc tìm kiếm, chia sẻ, bảo mật thông tin trở nên đơn giản và thuận tiện nhất. Khi nhắc đến số hóa tài liệu, một trong những công nghệ nổi bật đó là OCR. Vậy OCR là gì? OCR là công nghệ nhận dạng kí tự quang học, chuyên dùng để đọc text ở file ảnh thành định dạng text. Những tài liệu trước khi quét OCR là các file PDF dạng ảnh, các ảnh đầu ra của máy quét và sau quá trình chạy qua thì tài liệu có thể biên tập được thành file text, file word. Điều này giúp bạn tiết kiệm vô số thời gian và công sức khi phải soạn thảo, nhập liệu văn bản từ văn bản gốc sang văn bản trên word. Bây giờ khi dùng OCR, bạn chỉ cần đưa file dạng ảnh qua phần mềm thì file đó sẽ có thể chỉnh sửa, copy, trích dẫn như một văn bản word bình thường. Các hãng tiên phong trong công nghệ OCR có thể kể đến la ABBYY và ngoài ra ở Việt Nam cũng có một vài phần mềm như VnDOCR 4.0 Professional của Viện Công nghệ thông tin – Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các phần mềm nhận dạng ảnh PDF, TIFF, JPEG, GIF, PNG và BMP và khả năng nhận diện tùy từng phần mềm áp dụng công nghệ OCR mà độ chính xác có thể từ 95-98%. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì khi làm số hóa tài liệu các doanh nghiệp nên tiến hành sớm trước khi chất lượng vật lí của tài liệu bị giảm đi. Nhờ những tác dụng như vậy mà OCR có thể được ứng dụng trong việc số hóa tài liệu và hỗ trợ số hóa với những đối tượng có các thông tin đơn giản nhưng nhiều trường dữ liệu như Số hóa CMND, bằng lái xe Số hóa hóa đơn Số hóa hồ sơ thuế Số hóa giấy Đăng kí kinh doanh Số hóa tờ khai bảo hiểm Số hóa hợp đồng (kinh doanh, lao động) Số hóa văn bản pháp quy Số hóa công văn đến và đi Số hóa CV, bằng cấp chứng chỉ Khác Tuy nhiên công nghệ OCR cũng có một số hạn chế mà người dùng cần lưu ý đó là Khả năng chính xác chưa được 100% Hình ảnh truy cập màu nền và chữ tương đồng thì OCR sẽ khó nhận dạng OCR cho ngôn ngữ viết tay vẫn còn hạn chế Vậy nên khi SHTL dùng OCR, để đảm bảo tỉ lệ chính xác nhất thì vẫn cần người hỗ trợ check và nhập liệu, chỉnh sửa lại.


Hình đại diện
CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGÀNH LƯU TRỮ HỌC

Trong vô số các ngành học cho sinh viên hàng năm lựa chọn, có những ngành do xu hướng kinh tế xã hội mà từng thu hút nhiều sinh viên một thời thì giờ cũng ít được ưu ái dần như kế toán, ngôn ngữ,v.v nhưng có một số ngành vẫn duy trì lượng đầu vào và đầu ra ổn định để duy trì cũng như đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội. Hiện nay, với xu hướng số hóa tài liệu, chuyển đổi số những ngành tiệp cận ngành công nghệ và kĩ thuật sẽ càng có nhiều cơ hội việc làm mở ra cho sinh viên. Nổi bật trong số đó là ngành lưu trữ học. Lưu trữ học là một trong những ngành học đã có từ lâu đời trong khối khoa học xã hội. Với đặc thù về kiến thức và chuyên môn của ngành này nên hiện nay chỉ có một số cơ sở giáo dục đang đào tạo ngành này đó là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Đại học Nội vụ. Sinh viên ngành lưu trữ học sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về kiến thức lí luận và thực tiễn cơ bản về văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực văn thứ, lưu trữ, quản trị lưu trữ thông tin,v.v Với kiến thức về các tiêu chuẩn trong công tác văn thư lưu trữ và kinh nghiệm trải nghiệm với nhiều dạng tài liệu khác nhau. Sinh viên lưu trữ học sẽ có nền tảng kiến thức cơ bản để ứng dụng vào thực tiễn nhu cầu lưu trữ của cơ quan, tổ chức. Sinh viên ngành lưu trữ học sau khi ra trường có thể lựa chọn và thử sức với nhiều vị trí như: Phụ trách bộ phận văn thư, lưu trữ của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Cán bộ hành chính, thư kí văn phòng Giảng viên đào tạo Nhà nghiên cứu Ngoài ra các việc kể trên, các bạn sinh viên ngành lưu trữ có thể tham gia vào lĩnh vực mới đó là số hóa tài liệu. Số hóa tài liệu gồm có 5 bước cơ bản là thu thập, phân loại, chỉnh lí tài liệu; quét tài liệu; nhận dạng OCR tài liệu, lưu trữ tài liệu vào phần mềm; Mã hóa tài liệu và kết thúc. Mỗi doanh nghiệp cần có nhân viên hiểu biết về lưu trữ để có thể làm nhân tố chính cho quá trình chuyển đổi từ dạng truyền thống sang điện tử. Số hóa tài liệu và chuyển đổi số là những lĩnh vực mới nở rộ trong vài năm trở lại đây nên vô cùng tiềm năng và  cần có nhiều nhân lực trẻ nắm vững kiến thức và nhanh nhạy với thay đổi công nghệ. Trong thời gian còn học  trên ghế nhà trường, các bạn có thể tham gia một vài dự án về số hóa tài liệu như chỉnh lí tài liệu trước khi đưa đi quét để trải nghiệm thực tế là số lượng tài liệu mà một công ty, kho lưu trữ đang được cất giữ như nào. Các bạn có thể áp dụng được kiến thức phân loại và thao tác với từng loại tài liệu khác nhau rồi từ đó đưa ra các đề xuất để có thể tối ưu hóa việc sắp xếp, phân loại giúp ích cho việc tìm kiếm tài liệu sau này mà vẫn phù hợp với nhu cầu và phong cách làm việc của công ty, doanh nghiệp. Sau khi ra trường, với chứng chỉ hành nghề lưu trữ và bằng chuyên ngành lưu trữ có được, các bạn sinh viên có thể thi thêm chứng chỉ về công nghệ thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp để xin vào làm một số công ty cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu.


Hình đại diện
DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI BẮT ĐẦU SỐ HÓA TÀI LIỆU?

Khi đã thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của số hóa tài liệu, nhiều doanh nghiệp muốn nhanh chóng thực hiện số hóa nhưng để quá trình số hóa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi đến khi hoàn thành thì doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm cơ bản của quy trình số hóa tài liệu. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về quy trình của số hóa tài liệu. Về cơ bản, quy trình có 5 bước chính nhưng tùy vào cách làm việc của từng cơ quan, nhà cung cấp dịch mà có thể chi tiết hơn thành 7 bước, 12 bước,v.v. Số hóa tài liệu sẽ gồm những bước sau: B1: Thu thập, phân loại, chỉnh lí tài liệu B2: Quét tài liệu B3: Nhận dạng OCR tài liệu B4:  Lưu trữ tài liệu vào phần mềm B5: Mã hóa tài liệu Các bước trên cần được thực hiện liền mạch, gọn gàng và hiệu quả. Ở bước thu thập, phân loại và chỉnh lí tài liệu, đây là bước đầu tiên cho toàn bộ quy trình số hóa tài liệu. Để chuẩn bị cho bước này thì trước khi tiến hành số hóa, toàn bộ các phòng ban trong công ty sẽ được thông báo, xác định tinh thần và nắm được lợi ích và hiệu quả mà quy trình số hóa. Sau đó, từng phòng ban sẽ thu thập, phân loại các tài liệu cần thiết, quan trọng nên cần số hóa. Doanh nghiệp cũng cần có một hoặc vài người chuyên trách tập hợp và quản lí tài liệu từ các phòng ban để tránh thất lạc, mất mát. Khi có tài liệu, có thể là một lượng tài liệu rất nhiều thì cần chỉnh lí tài liệu như phân chia các tài liệu quan trọng, bỏ tài liệu trùng thừa (nếu có), bỏ kẹp ghim, đánh giá chất lượng tài liệu, nhập liệu thứ tự,vv. Với những công ty, doanh nghiệp lần đầu tiên làm số hóa, phần chỉnh lý nên nhờ sự hỗ trợ từ bên chuyên môn thứ 3, những người có kiến thức và kinh nghiệp lưu trữ. Đến bước thứ 2, quét tài liệu để chuyển tài liệu từ dạng vật lí sang dạng số thì cần các máy scan chuyên dụng và nhân sự thực hiện. Nếu chỉ dùng cho nội bộ công ty thì doanh nghiệp có thể đầu tư một chiếc máy quét nhỏ gọn giá khoảng 6-10 triệu đồng. Bước 3,4,5 là phần công nghệ trong quy trình số hóa tài liệu, phần mềm OCR, phần mềm lưu trữ và phân quyền đã có sẵn trên thị trường. Doanh nghiệp có thể làm việc với các bên tư vấn, tự thiết kế phần mềm tương tự cho nội bộ hoặc sử dụng luôn của bên cung cấp cũng là một giải pháp nhanh gọn vì hiện nay nhiều bên đã có sẵn phần mềm lõi có thể ứng dụng được luôn và thay đổi thêm theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trên đây là 5 bước cơ bản của số hóa tài liệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo để có một cách nhìn tổng quan và một vài phần lưu ý cho số hóa của doanh nghiệp sau này. Cuối cùng, để số hóa thành công thì cần có tầm nhìn và tinh thần dám làm, cam kết làm của người lãnh đạo, sự hiểu biết về số hóa và ủng hộ của nhân viên trong công ty và một phương pháp làm việc ứng dụng công nghệ thống nhất trong công ty.


Hình đại diện
SỰ BÙNG NỔ CỦA CÔNG NGHỆ AI ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN CÔNG VIỆC CỦA BẠN?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề “nóng” được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua sau màn ra mắt “bùng nổ” của ChatGPT – ứng dụng chatbot AI gây ấn tượng với khả năng trả lời câu hỏi, làm thơ hay viết luận. Tuy nhiên, năng lực của nó cũng khiến nhiều người băn khoăn: Liệu AI sẽ ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của họ như thế nào? Trước mối lo ngại ngày càng tăng về việc công nghệ AI có thể chiếm lấy công việc của con người, các chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản như vậy. Thay thế hay tạo thêm việc làm? Liệu AI có thay thế một số công việc hay không? Câu trả lời là “có”. Theo Steven Miller – Giáo sư danh dự bộ môn Hệ thống thông tin tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), sự phát triển của AI đồng nghĩa công nghệ ngày càng có thể đạt được nhiều thành tựu hơn và điều đó tất nhiên sẽ tác động đến việc làm. Ông cho rằng, với sự hỗ trợ của AI, máy móc, hệ thống phần mềm và sự kết hợp giữa phần cứng-phần mềm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó, các ứng dụng AI hoàn toàn có khả năng thay thế phần lớn công việc của con người một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Giáo sư cho biết thêm, có những vị trí rủi ro hơn, nhất là những công việc có tính lặp lại cao hoặc dựa trên các hướng dẫn, quy định cụ thể. Ngược lại, những công việc thường xuyên thay đổi, yêu cầu khả năng thích ứng và linh hoạt thì sẽ khó bị công nghệ thay thế hơn. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Dimitris Papanikloaou – Giáo sư tài chính tại Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) cho rằng, những công việc đòi hỏi yếu tố con người mạnh mẽ – chẳng hạn như bác sĩ trị liệu – đặc biệt khó bị “truất ngôi”. “Rất khó để một ứng dụng AI thay thế con người trong những công việc yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân” – Giáo sư Papanikloaou nhấn mạnh. Những công việc mới? Theo ông Steve Chase, trưởng nhóm tư vấn tại KPMG Mỹ, mối quan ngại nêu trên hoàn toàn có thể hiểu được, bởi với hầu hết các tiến bộ công nghệ, nỗi sợ hãi ban đầu của người làm công ăn lương về nguy cơ mất việc làm và bị thay thế là không tránh khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng điều quan trọng là phải ghi nhớ một số điểm như sau: Trước hết, đây không phải lần đầu những tiến bộ công nghệ tác động đến việc làm. Chẳng hạn, sự phổ biến của máy tính hoặc máy móc hiện đại đã thay đổi phương thức làm việc cũng như loại hình công việc của công nhân trong các nhà máy. Mặc dù thay thế con người ở một số vị trí, song chúng lại trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống ngày nay. Đó là quy trình đã diễn ra hàng thế kỷ. Cũng theo chuyên gia tư vấn của KPMG Mỹ, lịch sử đã chỉ ra, khi việc làm này bị mất đi vì công nghệ, sẽ có việc làm mới ra đời. “Giá trị của những việc làm mới cũng như các loại dịch vụ, hàng hóa mới vượt xa những việc làm bị thay thế” – ông đánh giá. Hợp tác cùng AI thay vì ngăn cản Giáo sư Dimitris Papanikloaou cho rằng, AI và các công nghệ, sản phẩm dựa trên nó vẫn còn hạn chế ở một số khía cạnh nhất định. Ông nhận định, ở thời điểm hiện tại, chúng ta còn cách rất xa cái gọi là “AI thực thụ”. Phần lớn những gì AI đang làm là tổng hợp kiến thức hiện có với mục tiêu cụ thể, chưa tạo ra kiến thức mới. Do đó, con người làm việc cùng AI thay vì bị nó thay thế là một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn ở giai đoạn hiện nay. So với việc sử dụng AI để tự động hóa toàn bộ công việc của con người, chúng ta đang có nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng công nghệ này để nâng cao hiệu quả làm việc của con người. Có chung quan điểm, chuyên gia tư vấn Steve Chase cho biết nhiều doanh nghiệp đang sử dụng AI để nâng cao hiệu suất lao động cũng như hỗ trợ nhân viên.“Lãnh đạo các công ty đang sử dụng AI để tăng cường hiệu quả vật chất cho doanh nghiệp và giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Tận dụng ưu thế của AI cho phép các tổ chức cơ cấu lại các vị trí theo hướng giảm thiểu thời gian dành cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tối đa hóa việc ra quyết định chiến lược” – ông nói. Để làm được điều đó, các công ty cần phải thích ứng. Theo chuyên gia của KPMG Mỹ, quá trình thích ứng này bao gồm đào tạo nhân viên, hỗ trợ họ thêm thuần thục và cải thiện kỹ năng, cùng với đó là tạo ra các khuôn khổ để sử dụng AI một cách có trách nhiệm. Vì vậy, các thuật toán AI và công nghệ dựa trên AI có thể sẽ không thay thế việc làm của con người, mà sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong công việc hằng ngày, không sớm thì muộn.